1.Tổng quát và cách cài đặt các chương trình trên các loại ĐT Ngày nay các ứng dụng , trò chơi trên điện thoại di động nhiều vô số. Một máy di động sau khi mua về nhưng không cài thêm các ứng dụng khác coi như chưa sử dụng hết tính năng và thiếu rất nhiều. Các dòng máy hơn nhau ở chỗ cài được nhiều ứng dụng, trò chơi hay không. Các ứng dụng này cũng góp phần khắc phục các vấn đề mà khi sản xuất ra nhà sản xuất đã cố tình không lắp vô ví dụ như : Nokia 6600 khi quay film chỉ được 10 giây nếu bạn muốn quay film vô tận cho tới khi hết thẻ nhớ và có cả âm thanh thì phải install Camrecoder để khắc phục Tổng Quát Chung: Hiện nay các ứng dụng và trò chơi trên điện thoại di động chủ yếu được viết bằng hai ngôn ngữ : + Ngôn ngữ JAVA sau khi viết xong sẽ biên dịch thành 2 file : ".JAD" hoặc ".JAR" 2 file này dùng để cài trên điện thoại di động. Một dặc tính nổi bật của JAVA là chạy được mọi lúc mọi nơi và trên mọi hệ điều hành. Đa số các dòng máy điện thoại hiện nay đều có hỗ trợ JAVA. + Nếu viết bằng ngôn ngữ C/C ++ sẽ biên dịch ra thành file .SIS để sử dụng cho các dòng máy có hệ điều hành Symbian như Nokia , Sonyericsson, Siemens...Dạng ứng dụng này chỉ chạy trên một số dòng máy điện thoại có hệ điều hành là Symbian và chú ý là Symbian có nhiều version khác nhau do đó phần mềm của dòng máy nào thì chỉ cài cho dòng máy đó. Đa số các ứng dụng hay trò chơi thường là miễn phí hoặc kèm theo máy do các nhà sản xuất mua bản quyền lại và cài đặt sẵn trên điện thoại khi xuất xưởng như Quick Office hay PDF+ đều được cài sẵn trên P910i. Và có một số ứng dụng sẽ được bán. Thông dụng nhất là cách bán Chìa khóa (ĐC) chỉ install vào từng máy một số Chìa khóa (ĐC) này tạo ra tùy theo từng số IMEI khác nhau của mỗi máy điện thoại. Các loại máy hiên này: * Dòng máy sử dụng các firmware viết riêng cho từng mẫu máy không sử dụng hệ điều hành chung như Samsung, siemens,Motorola, LG…các dòng máy này thường là các máy đời cũ tuy nhiên thường sẽ được nhà sản xuất có hỗ trợ ứng dụng JAVA. Thường thấy : Motorola : Vxxx, T720i, V60i,V66i…hầu hết các máy Samsung, Siemens C55, C60,CF62,C65,M65…LG G1800, C1100, 7130,7030… - Dòng máy symbian S40 thường gọi là Nokia S40 2650, 3100, 3120, 3200, 3220, 5100, 6100, 6108, 6170, 6220, 6230, 6610, 6610i, 6800, 6820, 7210, 7250, 7250i, 7200, 7260, 7270... Màn hình có độ phân giải : 128 x 128 pixels . - Dòng máy Symbian S60 có các máy Nokia 3230, 3650, 3660, 6260, 6600, 6630, 6670, 6680, 6681, 7650, 7610, N-Gage, N-Gage QD, Siemens SX1, Samsung D710, Sendo X, Panasonic X800... Độ phân giải màn hình thông thường : 174 x 132 pixels. - Dòng máy Symbian S80 hiện nay thông dụng nhất là các máy Nokia 9210,9210i,9500,9300… - Dòng máy Symbian S90 hiện nay Nokia 7710. - Dòng Symbian UIQ lại chủ yếu là các máy Sony Ericsson như P800, P900, P910i, Motorola A925,A1000, BenQ P30... - Ngoài ra còn có dòng máy sử dụng hệ điều hành Linux đó là Motorola E680. - Dòng Windows Mobile Pocket PC: O2 XDA II, O2 XDA IIs, O2 XDA IIi, O2 XDA II mini, Lenovo ET960, HP 6365,... và rất nhiều dòng máy Pocket PC khác không có tính năng điện thoại của HP, DELL, COMPAQ... Hướng dẫn cài đặt Đối với các máy không có thẻ nhớ: Các máy không có thẻ nhớ thường chỉ sử dụng các chương trình dạng JAVA như dòng nokia S40 ( 7210,6610,7250,7250i,3100...) Sony Ericsson T610,T630...các dòng máy Samsung, LG…. Để cài đặt cho các máy này bạn có thể dùng cáp truyền dữ liệu đi kèm theo máy hoặc dùng cổng hồng ngoại hay BlueTooth tùy theo sự hỗ trợ của máy. - Dòng máy NOKIA có sử dụng cổng hồng ngoại thì đơn giản nhất là bạn gửi file dạng .sis qua hồng ngoại máy điện thoại sẽ nhận file lưu dưới dạng tin nhắn hay lưu vào một thư mục nào đấy là do từng kiểu máy quy định. Bây giờ bạn mở tin nhắn này máy sẽ tự động install vô. Đối với các file JAVA dạng .jad hay .jar do khi cài đặt cần phải có cùng lúc 2 file tuy nhiên nếu send bằng hồng ngoại hay Bluetooth thì nó chỉ rời rạc thành từng file riêng do đó không cài được nên bạn phải có trình quản lý file như SeleQ để copy về cùng một thư mục trước khi cài. Tuy nhiên đa số bạn phải sử dụng chương trình quản lý file trên máy tính để giao tiếp cũng như cài đặt ứng dụng hiện nay chính thống của NOKIA có chương trình PC Suit ( Tải về từ trang Nokia - Nokia on the Web) hoặc chương trình do một hãng thứ ba viết là Mobile MB ( Mobile Media Browser ) Hoặc Ox***n manager… - Dòng máy Samsung thường dòng máy Samsung không hỗ trợ nhận file trực tiếp từ máy tình gửi sang do đó phải dung chương trình trên máy tính để kết nối hiện nay hầu hết đều dung các chương trình do Samsung phát triển như Easy GPRS và Easy Studio các chương trình này tùy theo từng dòng máy samsugn mà bạn có thể download về từ www.samsung.com -Dòng máy Motorola Cũng tương tự như Samsung các máy Motorola chỉ có thể cài đặt ứng dụng hay trò chơi thông qua chương trình hỗ trợ mà Mobi tool. Chương trình này sẽ đi kèm theo máy khi Motorola phân phối máy ra thị trường. -Dòng máy Siemens dòng máy Siemens thì dung Datasync manager chương trình này download trực tiếp từ trang Siemens AG - Global Web Site Đối với các máy có thẻ nhớ: Đối với các máy có thẻ nhớ thì hầu hết đều có một ứng dụng sẵn có để quản lý file do đó chỉ cần thao thẻ nhớ và dung card reader chép các file cần cài vào thẻ nhớ sau đó lắp vào máy và mở đúng file thì máy sẽ tự động cài đặt theo hướng dẫn trên màn hình máy điện thoại. Hiện nay các ứng dụng thường sẽ được cung cấp miễn phí hoặc bán. Nếu bán khi cài đặt có thể bạn sẽ sử dụng được trong một thời gian nhất định nào đấy chẳng hạn 15 ngày. Hoặc theo số lần chơi...Quá thời gian này bạn phải đăng ký bằng cách trả tiền và gửi số IMEI của máy cho nhà cung cấp họ sẽ trả về 1 số Chìa khóa (ĐC) nhập số Chìa khóa (ĐC) này vô chương trì nh sẽ được mở khoá. Tùy theo từng dạng ngôn ngữ và hệ điều hành của điện thoại mà có các cách cài đặt và các cách chống bẻ khóa khác nhau. Hiện nay có 03 cách phổ biến mà các c****er thường sử dụng để bẻ khoá các chương trình này. Cách thứ 1 : Họ sẽ viết 1 chương trình tạo Chìa khóa (ĐC) gọi là Máy tạo khóa (ĐC) ( Chìa khóa (ĐC) generator) thường kèm theo các chương trình , trò chơi mà để lên net do đó khi load về thường có sãn Máy tạo khóa (ĐC) và ngừoi sử dụng chỉ cần nhập IMEI vô là có Chìa khóa (ĐC) để sử dụng free. Cách thứ 2 : Các c****er sẽ copy 1 cái file .App từ một máy đã được unlock và chép thẳng vào thư mục C:\System\Apps và đè lên file cũ. Cách này đòi hỏi bạn phải cái các chương trình quản lý file trước. Ví dụ như fileman, file explorer, SeleQ …. Cách thứ 3 : Cách này thường xử cho các trò chơi có dung lượng lớn lên đến vài chục MB, thường thấy nhất là các trò chơi của máy NOKIA N GAGE mà hang bán theo thẻ các hacker sẽ copy các file ra thành thư mục SYSTEM. Gọi là trò chơi chép thẳng. Dùng card reader chép thẳng nguyên thư mục system có chức trò chơi đè lên thư mục System của thẻ thế là xong. Lắp vào và chơi. Đa số các trò chơi chép thẳng thường đẹp và âm thanh hay. 2.Số IMEI và ý nghĩa của nó Tên tiếng anh của số IMEI là : International Mobile Equipment Identity Tạm dịch là Số nhận dạng thiết bị di động trên toàn thế giới. Số IMEI (International Mobile Equipment Identity) là một chuỗi số duy nhất được gán duy nhất cho mỗi máy GSM hay máy UMTS. Thường dãy số này được in trên tem máy nằm phía dưới Pin hay có thể bấm *#06# sẽ hiện ra trên màn hình. Số IMEI thường được sử dụng trong mạng GSM để nhận dạng sự hợp pháp của máy đầu cuối nhờ đó mạng có thể không cho các máy ăn cắp có thể gọi. Ví dụ nếu một máy điện thoại bị mất cắp, người chủ có thể gọi tới tổng đài yêu cầu tổng đài chặn máy điện thoại sử dụng số IMEI này. Do đó máy này sẽ không thể gọi được cho dù có thay thế SIM card khác. Không giống như số ESN trong mạng CDMA hay các mạng khác. Số IMEI chỉ dùng để nhận dạng thiết bị đầu cuối, nó không liên quan gì đến thuê bao. Vì trong mạng GSM thuê bao được nhận dạng bằng chuỗi số IMSI chuổi này chứa trong SIM. Tuy nhiên có nhiều mạng họ có thể kích hoạt chức năng vừa xác định IMSI vừa xác định bằng IMEI. Unlike the ESN of CDMA and other wireless networks, the IMEI is only used to identify the device, and has no permanent or semi-permanent relation to the subscriber. Instead, the subscriber is identified by transmission of an IMSI number, which is stored on a SIM card which can (in theory) be transferred to any handset. However, many network and security features are enabled by knowing the current device being used by a subscriber. Cấu trúc của số IMEI Số IMEI là một dãy số gồm 15 số nó chứa thông tin xuất xứ, Model và số serial của máy. Model và xuất xứ bao gồm 8 số trong phần đầu được hiểu là TAC (Type Allocation Code : Mã model và xuất xứ ).Các phần còn lại của số IMEI được định nghĩa bởi nhà sản xuất, và cuối cùng là số Luhn Check Digit số này không gửi đi tới mạng. Kể từ năm 2004 định dạng của số IMEI sẽ theo chuẩn sau : AABBBBBB-CCCCCC-D Trong đó : AA Là số Reporting Body Identifier, nó chỉ ra rằng nhóm GSMA thuộc nhóm nào xem bảng danh sách số Reporting Body Identifier ở phía dưới. BBBBBB Là phần còn lại của chuổi TAC CCCCCC Là số serial của từng máy do nhà sản xuất quy định D Là số cuối cùng được tạo ra từ các số trước theo luật Luhn check digit hoặc có thể là số 0 (or zero) Trước năm 2002 thì số IMEI có dạng như sau : AAAAAA-BB-CCCCCC-D (TAC – FAC – SNR – D ). Trong đó thì TAC có độ dài 6 số theo sau đó là 2 số cho biết máy được ráp ở đâu gọi là (FAC : Final Assembly Code) tùy theo đó nhà sản xuất sẽ ghi các số này để cho biết máy được ráp ở nước nào. Và sau cùng cũng là chuổi số serial của máy do nhà sản xuất quy định. Ví dụ 352099-00-176148-1 cho biết các thông số sau : TAC: 352099 nó được đưa ra bởi BABT và theo số 2099. FAC: 00 số này là thời điểm chờ chuyển từ số theo định dạng cũ sang số mới (vì sao là 00 sẽ được mô tả chi tiết sau). SNR: 176148 CD: 1 Có nghĩa là GSM Phase 2 hay cao hơn. Định dạng sẽ thay đổi bắt đầu từ 1 tháng 4 năm 2004 khi mà số FAC : Final Assembly Code chuyển từ định dạng cũ sang định dạng theo kiểu 8 số theo định dạng TAC : Type Allocation Code. Thì bắt đầu từ ngày một tháng một năm 2003 cho tới ngày đổi thoàn bộ số FAC sẽ là 00. Reporting Body Identifier Code Group/indication Origin 00 Test IMEI Nations with 2-digit CCs 01 PTCRB United States 02 - 09 Test IMEI Nations with 3-digit CCs 10 DECT devices 30 Iridium United States (satellite phones) 33 DGPT France 35 BABT United Kingdom 44 BABT United Kingdom 45 NTA Denmark 49 BZT / BAPT Germany 50 BZT ETS Germany 51 Cetecom ICT Germany 52 Cetecom Germany 53 TUV Germany 54 Phoenix Test Lab Germany Sau đây là đường dẫn hữu ích cho bạn - Phân tích 1 số IMEI xem thử thông tin của máy bạn như thế nào : International Numbering Plans Bạn truy cập vào và nhập số IMEI sau đó sẽ biết được thông tin của máy mình ví dụ : 357308-00-0140802 Information on IMEI 357308000140802 Mobile equipment brand / model O2 XDA mini GSM Implementation Phase 2/2+ Country of Approval United Kingdom Theo lý thuyết thì tổng đài biết. Vì trên tổng đài nó có quản lý danh sách số IMEI và gọi là Black list, white list , grey list tức nếu 1 maá ăn trộm thì bị đưa vào Black list khi gọi sẽ stop. Và trước đây khi đăng ký co ghi nguồn gốc máy... nhưng sau này chắc tốn công quá nên bỏ lưôn chức năng này nhưng tìm chắc ra. 3.Mã số bí mật của di động Máy Nokia Mã xem phiên bản phần mềm: *#0000#. - Mã để khởi động lại máy: *3370#. - Mã để kiểm tra thông tin máy (bao gồm số IMEI, ngày sản xuất điện thoại, ngày sửa chữa cuối cùng): *#92702689# (bạn phải tắt và bật lại máy để quay trở lại chế độ ban đầu). - Mã khôi phục lại cài đặt mặc định của nhà sản xuất: *#7780#. - Để xem được số thuê bao nào được lưu ở vị trí *** trong simcard, nhấn ***# (*** có giá trị từ 1 đến 250 đối với các simcard lưu được 250 số điện thoại). - Một số máy Nokia cho phép lưu trữ các thông tin cá nhân một cách bí mật (wallet) được bảo vệ bằng mật khẩu (wallet code). Nếu quên wallet code, bạn vẫn có thể xóa toàn bộ dữ liệu lưu trữ thông qua phím: *#7370925538#. Máy Samsung - Mã kiểm tra IMEI: *#06# - Mã kiểm tra phiên bản phần mềm: *#9999#. - Mã thử chế độ rung: *#9998*842#. - Mã kiểm tra thông số hoạt động của pin: *#9998 *228#. - Mã chuyển Menu về tiếng Anh: *#0001# và bấm SE ND. Máy Sony - Mã kiểm tra IMEI: *#06# - Để kiểm tra phiên bản phần mềm, hãy bỏ simcard rồi bấm: *#7353273#. Máy Motorola - Mã kiểm tra IMEI: *#06# Máy Ericsson - Mã kiểm tra IMEI: *#06# - Mã kiểm tra phiên bản phần mềm: >* Khi máy bị khóa và yêu cầu nhập mã bảo vệ: Trong trường hợp này, nếu nhớ chính xác user code của mình thì nhập vào, máy sẽ hoạt động. Nếu không thay đổi user code thì bạn hãy thử nhập các số user code mặc định thường gặp. - Nokia: 12345 - Motorola: 1234 - Samsung: 0000 - Ericsson: 0000 - Siemens: 0000 4.một số từ chuyên ngành về điện thoại di động 1. Firmware : Gọi là phần mềm cho máy điện thoại. Là hệ điều hành trên máy điện thoại. Chính là chương trình chính để máy hoạt động không có nó thì máy sẽ là cục sắt. 2. Flash : Là con IC bộ nhớ nằm trên máy điện thoại dùng lưu trữ firmware cũng như lưu trữ các ứng dụng do người sử dụng cài đặt thêm và các thông tin khác như danh bạ, tin nhắn...Do firmware lưu trữ trong IC nhớ Flash cho nên trong giới thợ thường gọi các file firmware là file flash. Và quá trình nạp firmware vào máy gọi là "Quá trình Flash". 3. Unlock mạng : Nếu máy do một số mạng khác làm chương trình khuyến mãi để tăng thuê bao. Họ sẽ trợ giá làm cho giá máy thấp hơn thị trường tuy nhiên các máy này đã bị khóa chỉ có thể sử dụng với SIM card của mạng đó ví dụ : T Mobile, Vodafone...không sử dụng với các sim ở việt nam như Mobi, Vina hay Viettel. Để sử dụng được thì phải thực hiện việc can thiệp sâu vào hệ điều hành tức là Unlock máy. Sau khi unlock thì máy sẽ giống như các máy bán bình thường không phải máy khuyến mãi nữa. 4. Unlock user code : Nếu một số máy người sử dụng khóa lại bằng chức năng Phone lock nhưng do một lý do gì đó quên mất mật mã để mở ra thì cũng phải dùng thiết bị xóa vùng nhớ này và chuyển mật mã về lại như ban đầu. Gọi là quá trình mở lock người sử dụng. 5. Driver : Thường khi kết nối với máy tính các máy điện thoại hay thiết bị phụ trợ của máy tính cần có các file thông báo thông tin với windows để nhận dạng và điều khiển. 6. Phần cứng (Hardware) : Bao gồm toàn bộ máy điện thoại ví dụ như mạch điện , màn hình, pin, mạch xạc... 7. CPU : Thường do quen dùng nên hay gọi là CPU nó chính là con vi xử lý chính trên máy thực hiện việc điều khiển toàn bộ hoạt động của máy. 8. RAM : Là IC bộ nhớ tạm để load một số dữ liệu khi chạy chương trình RAM sẽ mất toàn bộ dữ liệu khi mất điện cho nên có một số dòng máy các thông tin tạm không quan trọng sẽ lưu trên RAM và khi tháo PIN ra sẽ mất toàn bộ. 9. ROM của Pocket PC : ROM chính là firmware hay hệ điều hành của các máy Pocket PC tuy nhiên do quen dùng hiện nay nó tên là ROM là các chương trình. Nếu đúng nghĩa nó là bộ nhớ chỉ đọc : Read Only Memory. 10. EEPROM : Nó cũng là một IC nhớ gần giống ROM tuy nhiên nó không chỉ đọc mà còn có thể ghi, khi mất điện nuôi dữ liệu vẫn còn. trước kia các dòng máy đời cũ sử dụng chip này để lưu các thông tin cần thay đổi như danh bạ, số Imei, các thông số tunning để điều chỉnh sóng...Do đó mới xuất hiện là các file lưu trữ trong này với cái tên là file EEPROM. Sau này các dòng máy đời mới lưu các thông tin này vào IC Flash nhưng chia thành 1 vùng gọi là vùng EEPROM giả lập. 11. Mất Nguồn : Theo ý của từ này trong giới sửa chữa là máy không thể khởi động lên được. Nguyên nhân thực sự có rất nhiều nguyên nhân để máy không bật lên được ví dụ như mất hệ điều hành (firmware) hay chép sai hệ điều hành, cháy CPU, mất dao động...chứ Nguồn đúng nghĩa (Power) có thể vẫn còn không hư. 12. Dây nguồn (LCD Flat cable) : Đúng ra nó sẽ là tên dây cáp màn hình nhưng nguyên nhân do hồi ngày đầu tiên các máy Motorola StarTaX sử dụng chung dây màn hình và dây để nối Pin gắn trên đó xuống nếu dây này đứt thì mất nguồn nên nó có tên là dây nguồn. Sau này các máy gập nấp người ta vẫn quen gọi là dây nguồn dù thực sự nó chỉ là dây màn hình. 13. Gửi file : Thực sự từ này chỉ có dùng cho máy NOKIA khi cần đồng bộ hóa giữa IC bảo mật ( UEM) và chương trình trong flash. Nguyên nhân có từ gửi file là do phải đọc thông tin từ UEM ra thành 1 file sau đó gửi file này vô hãng Nokia họ tính ra 1 cái file đồng bộ và gửi về. Dùng file này để đồng bộ hóa giữa flash và IC bảo mật. Hiện nay có thể làm tự động bằng cách mua LOG và gửi qua mạng internet tới server trực tiếp. 14. Soft Reset : Hay còn gọi là reset mềm cái này chỉ thực hiện trên các máy Pocket PC do pin gắn liền trong máy và một số đặc tính khác nên nhà sản xuất không thiết kế dạng nút power mà ở các máy này nút power chỉ có tác dụng vô chế độ chờ hoặc dùng tắt đèn màn hình. Để tắt máy và khởi động lại phải thực hiện việc reset mềm này. Nó gần giống việc restart lại máy tính thôi. Các chương trình còn nguyên hết. 15. Hard Reset : Đây là công việc xóa toàn bộ máy và cài lại nguyên bản như trong nhà máy mới xuất xưởng ra. Mỗi dòng máy sẽ có một cách Hard Reset khác nhau. Sau khi reset xong toàn bộ thông tin hay chương trình do người dùng cài đặt sẽ biến mất. 16. UpROM : đây giống như là quá trình flash cho máy điện thoại thường nhưng khi làm với PDA lại dùng từ là UpROM chả hiểu vì sao luôn nhưng nó là từ thông dụng nói ra ai cũng hiểu. 17. SET NAM : Hay có người dùng từ Namming hay NAM. Việc này chỉ có khi thực hiện đối với các máy CDMA. Một máy từ mạng khác khi muốn sử dụng trong một mạng mới ví dụ SKtelecom muốn xài với Sfone thì phải thực hiện quá trình này. Quá trình này bao gồm gán số thuê bao vào bộ nhớ của máy, kênh sóng, mã quốc gia, mã mạng...thì khi đó máy mới có sóng. Do đó đối với máy CDMA nếu mà mất sóng nên thực hiện việc này trước khi đụng tới dao kéo nhé. 18. Sê ma phiên âm từ tiếng anh là Schematic) đây chính là các sơ đồ mạch điện của máy điện thoại giống TV thôi. 19. Test Point : Một số máy đời mới thường nhà sản xuất sử dụng cách boot máy bằng một đoạn boot trong bộ nhớ. Nếu trong trường hợp đoạn boot này toi mạng khi đó máy điện thoại sẽ giống như cục gạch máy tính và điện thoại không hiểu gì nhau hết để đề phòng trường hợp này phải tháo flash rời ra chép bằng Labtool thì nhà sản xâất chíp đã đề phòng có chế ra thêm 1 điểm để có gì thì kết nối với máy tính trực tiếp bằng CPU luôn cho gọn cái điểm này gọi là TestPoint. thường sẽ nối xuống đất hay lên VCC hay nối tắt hay tháo ra...tùy theo dòng máy. 20 .BT ( Bluetooth ) : Là 1 loại mạch điện được lắp trực tiếp trong 1 số đời máy dtdđ . Nó thường cho làm việc với tín hiệu 13MHZ , công dụng của mạch bluetooth là tạo kết nối qua sóng vô tuyến giữa máy điện thoại với các thiết bị khác cùng hổ trợ bluetooth. Tầm liên lạc của bluetooth thường khoảng 20 mét và có đặc điểm là không cần nhìn thấy nhau. 21.Block diagram : Sơ đồ khối của máy . Công dụng của sơ đồ khối là cho thấy việc tổ chức của các loại máy đtdđ , qua sự trình bày của sơ đồ khối người thợ sẽ biết trong máy có các khối chức năng nào , các khối nào liên kết với nhau,tín hiệu sẽ khởi phát từ đâu và sẽ lần lượt qua những khối nào ...nói chung sơ đồ khối rất hữu ích vì nó giúp người thợ có cái nhìn nhanh về tổng quan của máy . 22.COM ( Cổng COM ) : viết tắt của từ communication -> là cổng kết nối đặt ở mặt sau của các máy tính PC , nó dùng để trao đổi dữ liệu với các thiết bị khác , cổng COM có 9 chân . 5.Mẹo vặt khi dùng điện thoại Cái này dành cho những ai mới vào nghề và khách hàng sử dụng điện thoại : 1. Máy bị vô nước Khi máy điện thoại di động của bạn bị rơi xuống nước hoặc bị nước thấm vô: - Bạn phải nhanh chóng tháo pin ra, không được bật nguồn lên xem thử máy có còn hoạt động hay không. - Không được cắm xạc vô máy. Vì việc lắp pin vô máy, cắm xạc hay bật nguồn trong tình trạng có nước bên trong sẽ làm quá trình điện phân xảy ra nhanh chóng phá hủy các vi mạch bằng đồng cũng như làm chết các linh kiện. Cách tốt nhất là hãy đem ngay máy đến trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa để lau chùi và sấy, không nên tự ý tháo máy ra xem thử. 2. Máy bị rơiKhi máy bị rơi hoặc va đập mạnh sẽ gây ra tình trạng bung các mối hàn, và board mạch có thể bị vặn cong, các chấu tiếp xúc pin hay ăngten bị bung ra...Do đó, sau khi máy bị rơi có thể dẫn đến tình trạng chập chờn hoặc thường bị treo máy. Vì vậy, bạn nên đem máy tới trung tâm bảo hành, sửa chữa để các kỹ thuật viên kiểm tra. Không nên tự sửa chữa máy sẽ dẫn tới tình trạng hư hỏng nặng hơn. 3. Máy báo Enter PIN hay Enter PUK ( nhập mã PIN hay nhập mã PUK) Khi máy trong chế độ bảo vệ SIM thì mỗi lần bật máy, bạn sẽ thấy máy yêu cầu chủ máy nhập mã PIN. Bạn hãy chắc chắn mình biết chính xác số PIN của SIM cũng như nhập cẩn thận. Mã PIN này chỉ cho phép bạn nhập sai 3 lần. Sau 3 lần sai, máy sẽ chuyển sang chế độ bảo vệ cao hơn và sẽ yêu cầu bạn nhập mã PUK. Nếu không biết mã PUK, bạn có thể liên hệ trung tâm hỗ trợ khách hàng 145 (VMS/MobiFone) và 151 (VinaPhone). Đừng bao giờ thử cố gắng nhập mò PUK vì sau 10 lần nhập sai, SIM card của bạn sẽ bị hủy vĩnh viễn, phải mua SIM mới. Khi bị hủy, máy sẽ báo SIM blocked. 4. Máy bị lỗi khi gọi đi và gọi đến Nếu mỗi lần gọi, máy báo không hỗ trợ, bạn nên xem lại tín hiệu sóng nếu tín hiệu đủ mạnh và SIM bạn còn gọi được hay không? Có thể gọi trung tâm hỗ trợ khách hàng 18001090 (VMS/MobiFone) và 18001091 (VinaPhone) để hỏi thông tin về SIM của mình về hướng chặn gọi đến, chặn gọi đi. Hãy kiểm tra chế độ Giấu số gọi đi. Và chuyển nó về chế độ Mặc định mạng. Nếu máy của bạn không thể nhận được cuộc gọi, hãy gọi 18001090 (VMS/ MobiFone) hay 18001091 (VinaPhone) để kiểm tra tình trạng SIM , kiểm tra tín hiệu sóng trên điện thoại. Hủy bỏ hết các giá trị Chặn. Nếu vẫn tình trạng cũ, bạn chỉ còn có nước mang cái “mô-bai” của mình đến trung tâm bảo hành __________________ 6.Cách sử dụng Pin hiệu quả nhất Khi điện thoại được tích hợp nhiều tính năng, màn hình lớn và độ phân giải cao hơn, khả năng ứng dụng của máy được mở rộng thì mức độ hao pin cũng sẽ lớn hơn. Nhưng điều này sẽ được hạn chế nếu người dùng biết sạc và dùng pin đúng cách. Các loại pin điện thoại Mỗi loại pin được thiết kế dành riêng cho một model điện thoại khác nhau và mỗi loại pin đó sẽ có tần suất sử dụng khác nhau. Các loại pin cho "dế". Thế hệ đầu tiên là loại Nickel Cadmium (NiCad), sau đó là Nickel - Mtal Hydride (NiMH), Lithium - Ion (Li-Ion) và mới nhất là Lithium - Polymer (Li-Po). Cùng một kích cỡ, nhưng pin NiMH có dung lượng nhỏ hơn so với pin Li-Ion. Trong khi dung lượng pin NiMH chỉ có 550 mAh thì dung lượng của pin Li-Ion có thể lên đến 840 mAh. Do vậy, pin Li-Ion thường được sử dụng trong các điện thoại cao cấp để giảm trọng lượng của máy mà thời gian chờ vẫn lớn. Có đặc điểm tương tự pin Li-Ion là pin Li-Po đang được dùng trong các mẫu điện thoại mới nhất hiện nay. Loại này có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, nhưng vẫn đáp ứng được mức năng lượng mạnh nhất (1.100 mAh. 1.500 mAh...) và tần suất sử dụng lâu nhất (1.500 lần sạc) nên thường có giá cao hơn nhiều so với các loại pin khác. Sạc đúng cách Pin mới sẽ chỉ đạt hiệu suất cao nhất sau 3 lần sạc và sử dụng đầu tiên. Vì vậy, khi mua máy mới, nhất thiết bạn nên sạc pin theo đúng hướng dẫn của nàh sản xuất để pin đạt hiệu suất cao nhất và tuổi thọ lâu nhất. Sạc pin theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Lần sạc đầu tiên: Cần sạc và giữ nguyên trạng thái sạc pin từ 8 - 10 giờ và có thể sạc ngay sau khi mua máy mà không phải chờ cho đến khi hết điện trong pin. Để thuận tiện, nên sạc vào buổi tối, cắm sạc liên tục trong vòng 8 - 10 giờ và sau đó có thể tháo ra sử dụng. Lần sạc thứ hai: Chỉ tiến hành sau khi đã dùng cạn kiệt điện của lần thứ nhất và thời gian sạc pin cũng thực hiện từ 8 - 10 giờ như lần sạc đầu. Lần sạc thứ ba: Chỉ tiến hành khi đã dùng kiệt pin điện của lần sạc trước và cũng sạc liên tục từ 8 - 10 giờ như hai lần sạc trước. Từ lần sạc thứ tư trở đi: Không nên để kiệt pin cũng như sạc khi pin vẫn còn nhiều điện, tốt nhất là sạc khi pin báo còn một vạch. Trong quá trình sạc, bạn cũng cần chú ý một số điểm sau Mỗi điện thoại sử dụng một loại pin riêng. Nên tắt máy để tránh tình trạng pin phải đồng thời làm việc ở hai trạng thái: nạp và phát điện. Nếu do nhu cầu công việc không thể tắt máy, hãy làm điều này ít nhất là 3 lần đầu tiên khi sạc pin mới. Từ lần thứ tư trở đi, khi sạc, tránh sạc qua đêm và không để pin quá kiệt rồi mới sạc cũng như pin còn nhiều điện. Sau khoảng 30 lần sạc bình thường thì nên để pin cạn kiệt một lần rồi sau đó sạc. Làm như thế, pin sẽ được làm tươi và kéo dài tuổi thọ. Sử dụng điện thoại hợp lý Kế đến bạn nên hiểu rõ cách sử dụng điện thoại của mình để biết và sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Trước khi sạc cần tắt máy. Tắt những chức năng không sử dụng như Bluetooth vì Bluetooth hao pin rất nhanh. Ngoài những máy có chế độ standby để giảm bớt việc tiêu hao năng lượng (khi điện thoại đang ở chế độ chờ) thì bạn nên tắt chế độ ScreenSaver là những hình ảnh động, chữ chạy... khi máy không sử dụng đến trong một thời gian. Độ sáng màn hình nên để mức trung bình và bạn nên để chế độ tắt ánh sáng sau khoảng 10 đến 15 giây khi không dùng máy. Màn hình càng lớn thì ánh sáng màn hình sẽ làm hao pin khá nhanh. Tắt các ứng dụng chạy ngầm trên máy như trò chơi, ứng dụng Wi-Fi... Ngoài ra, cũng phải để chuông nhỏ và rung nhẹ khi không cần thiết. Kiểm tra máy mạng và máy thường xuyên: Một nguyên nhân làm hao tốn năng lượng đáng kể của pin là do mạng. Nếu ở nơi mạng yếu, máy sẽ phát ra năng lượng mạnh hơn để dò lại sóng, hoặc phần thu sóng của máy bị lỗi khiến nó phải liên tục phát năng lượng để dò tần số sóng. Các chú ý khác Kiểm tra pin. Trong quá trình sử dụng, khi gặp trường hợp pin báo yếu (tức là chỉ còn một vạch) mà chưa thể sạc được ngay, bạn hãy tắt máy và để khoảng 10 - 15 phút. Khi bật lại hãy tắt hết các chức năng có thể tắt của máy như chuông, báo rung, để đèn màn hình ở mức đủ nhìn... Làm như vậy, bạn có thể duy trì pin dài hơn cho đến lúc có thể sạc được. Một điều cần chú ý nữa là cách bảo vệ pin, tránh tối đa các va đập hay rơi... Khi tháo pin, nhất thiết phải tắt nguồn. Không để các vật kim loại chạm vào máy, dễ dẫn đến chập các mạch gây hỏng pin. Sử dụng bộ sạc pin chính hãng, tránh dùng những sạc pin có dung lượng quá cao so với quy định. Dòng điện vào máy không ổn định cũng giàm giảm tần suất sử dụng của pin và gây cháy nổ. 7.Khi mua điện thoại cần lưu ý Khi mua điện thoại di động phải lưu ý những gì? Bạn phải lưu ý 9 điểm: 1. Máy gập và máy một thân: Máy gập có thể gây khó khăn khi sử dụng bằng một tay vì ở nhiều model, nắp máy nặng hơn thân máy. Nếu bạn mua mẫu máy một thân, cần đảm bảo rằng nó có chức năng khóa bàn phím để ngăn chặn các cuộc gọi ngoài ý muốn. Bạn nên quan tâm đến việc có cảm thấy thoải mái khi áp máy vào tai không, có nghe rõ mà không cần thường xuyên điều chỉnh không, có thể sử dụng bằng một tay hay không...? Những mẫu thiết kế quá mỏng có thể không thuận tiện lắm khi cả hai tay đều bận, bạn cũng khó áp máy sát tai bằng cách kẹp nó vào vai. 2. Kích thước và trọng lượng: ĐTDĐ dễ sử dụng một phần là nhờ tính năng cơ động của nó. Máy một thân thông thường nặng khoảng 100 gram, dài 12,5 cm, rộng 5 cm và dày 2,5 cm. Kích thước máy trên cỡ này có thể coi là to. Một ngoại lệ là loại máy tích hợp thiết bị số cá nhân (PDA) với ĐTDĐ, có vẻ ngoài cồng kềnh, giống với PDA nhiều hơn. 3. Dung lượng pin: Hầu hết các mẫu ĐTDĐ mới cho thời gian đàm thoại ít nhất là 3 giờ và thời gian chờ 6 ngày. Một số loại cho phép thời gian chờ lên tới 14 ngày. Hãy lưu ý là độ bền của pin sẽ tùy thuộc vào cách bạn sử dụng máy và việc sạc lại pin thường mất 1 giờ hoặc lâu hơn. Khi mua máy, bạn nên mua thêm pin dung lượng cao hơn và adapter sạc nhanh. Khi mới mua pin, bạn cần sạc cho “no điện”. Lưu ý rằng, lần đầu tiên sạc, điện thoại thường báo đầy sau 10 hay 15 phút nhưng đó là “thông báo giả”. Bạn nên làm đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất khi sử dụng pin. Ngày nay, điện thoại di động (ĐTDĐ) đã trở thành một thiết bị điện tử thịnh hành nhờ những tính năng ưu việt, giúp bạn giữ liên lạc hầu như bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu. Lựa chọn loại máy phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân giữa vô vàn mẫu mã là khá khó khăn nhưng bạn có thể tham khảo các đặc điểm sau để có quyết định hợp lý. 4. Chuẩn di động: Hiện nay, hầu hết các mạng ĐTDĐ trên thế giới sử dụng chuẩn GSM . Cả hai mạng VinaPhone và MobiFone của Việt Nam đều sử dụng chuẩn này. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp dịch vụ sử dụng các chuẩn TDMA hoặc CDMA (đây là trường hợp của SFone). Nếu bạn định sử dụng dịch vụ của mạng nào thì phải mua loại điện thoại hỗ trợ chuẩn của mạng đó. Các chuyên gia cho rằng những ĐTDĐ 2 chế độ, hoạt động với cả mạng analog và mạng kỹ thuật số mang lại sự linh động cao hơn, dù chất lượng âm thanh có thể giảm sút trên mạng analog. 5. Băng tần: Càng hỗ trợ nhiều băng tần, ĐTDĐ GSM càng bắt được nhiều loại sóng hơn. Có ba băng tần là: 1.900 MHz (phổ biến tại Mỹ), 1.800 MHz (thịnh hành tại châu Á) và 900 MHz (được dùng chủ yếu tại châu Âu, nhưng Việt Nam cũng dùng băng tần này). Loại điện thoại hỗ trợ cả ba băng tần có thể hoạt động trên toàn thế giới, nhưng giá thường mắc hơn nhiều so với các loại khác. 6. Màn hình: Nếu bạn thường gửi và nhận tin nhắn, lướt Web, hoặc sử dụng lịch công tác gắn trong máy, màn hình lớn là ưu tiên hàng đầu. Màn hình 6 dòng là đủ dùng cho hầu hết người dùng; loại ít dòng hơn sẽ làm bạn đau mắt và ngón tay cái vì cuốn lên cuốn xuống. Một số loại máy cho phép bạn điều chỉnh số dòng nhưng màn hình càng chứa được nhiều dòng thì font chữ càng nhỏ. Nếu thường xuyên lên mạng, bạn nên tính chuyện mua một ĐTDĐ kết hợp PDA vì nó đi kèm bàn phím - điều tối cần thiết cho lướt Web, email, nhắn tin - với màn hình lớn hơn các loại ĐTDĐ thông thường. Độ tương phản màn hình và công suất đèn chiếu sau cũng là những yếu tố quan trọng. Các loại ĐTDĐ khác nhau cho chất lượng hình ảnh khác nhau rõ rệt. Nếu máy của bạn cho phép điều chỉnh các thiết lập, bạn có thể làm văn bản và đồ họa trở nên dễ nhìn hơn, kể cả tại những nơi nhiều ánh sáng. Một số loại ĐTDĐ cao cấp có màn hình màu, giúp người dùng dễ đọc hơn nhưng giá phải trả cho sự tiện lợi này là pin sẽ mau hết hơn. 7. Bàn phím: Nếu bạn không hiểu cách sử dụng các chức năng của bàn phím trong vòng vài phút mà không cần xem hướng dẫn, hãy tìm loại máy khác. Cách sắp xếp của bàn phím và hệ thống menu cần trực quan. Nút phải nhạy và dễ bấm, loại hơi lồi bấm dễ hơn loại phẳng hoặc lõm. Hãy kiểm tra các phím định hướng. Loại nút tròn kiểu joystick giúp di chuyển trong menu được nhanh hơn . Hầu hết các máy có 4 phím hướng lên, xuống, trái, phải. Một số ĐTDĐ kết hợp PDA có bàn phím nhỏ. Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi dùng những nút bấm tí xíu này nhưng nó vẫn dễ sử dụng hơn loại phần mềm bàn phím trên màn hình cảm ứng của các thiết bị cầm tay. 8. Liên lạc và quản lý cuộc gọi: ĐTDĐ thường có nhiều tính năng quản lý cuộc gọi: quay số bằng giọng nói, ghi âm cuộc thoại, danh bạ, quay số nhanh... Hầu hết các máy ĐTDĐ cung cấp tính năng an toàn như hạn chế cuộc gọi đến và đi, khóa bàn phím và chống xóa toàn bộ danh bạ. Một số model thậm chí còn hoạt động như máy bộ đàm 2 chiều, cho phép bạn nói chuyện với người khác có máy cùng chủng loại mà không bị tính cước. Kích hoạt một số tính năng (như hiện số/giấu số, giữ cuộc gọi và gọi cho 2 người cùng lúc) phụ thuộc vào dịch vụ gia tăng của nhà cung cấp. Nếu bạn muốn đàm thoại mà không cần dùng tay (khi lái xe chẳng hạn), hãy tìm một model bán kèm tai nghe hoặc headset. Nếu ghét dây dợ, bạn có thể tính chuyện mua một bộ headset có kết nối không dây Bluetooth. 9. Dữ liệu không dây: Mặc dù rất ít người có nhu cầu truyền dữ liệu qua ĐTDĐ, gần như tất cả các model mới đều có khả năng thực hiện các tác vụ như gửi, nhận email, tải nhặc chuông và các trò chơi đơn giản hoặc kết nối với Internet (qua một trình WAP). Cả ba mạng của MobiFone, VinaPhone, và SFone đều hỗ trợ các dịnh vụ này.